Constitution of the Democratic Republic of Vietnam of 11 September 1946

(if anyone is interested to improve the English translation, please let me know at rdavemail-medals@yahoo.com)

Vietnamese English

HIẾN PHÁP

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ THÔNG QUA NGÀY 9-11-1946)

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà.

Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.

Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:

- Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.

- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.

- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hoà bình của nhân loại.

Chương 1:

CHÍNH THỂ

Điều thứ 1

Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.

Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Điều thứ 2

Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia.

Điều thứ 3

Cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh.

Quốc ca là bài Tiến quân ca.

Thủ đô đặt ở Hà Nội.

Chương 2:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÔNG DÂN

Mục A: NGHĨA VỤ

Điều thứ 4:

Mỗi công dân Việt Nam phải:

- Bảo vệ Tổ quốc

- Tôn trọng Hiến pháp

- Tuân theo pháp luật.

Điều thứ 5

Công dân Việt Nam có nghĩa vụ phải đi lính.

Mục B: QUYỀN LỢI

Điều thứ 6

Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá.

Điều thứ 7

Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình.

Điều thứ 8

Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung.

Điều thứ 9

Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.

Điều thứ 10

Công dân Việt Nam có quyền:

- Tự do ngôn luận

- Tự do xuất bản

- Tự do tổ chức và hội họp

- Tự do tín ngưỡng

- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

Điều thứ 11

Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam.

Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.

Điều thứ 12

Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm..

Điều thứ 13

Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được bảo đảm.

Điều thứ 14

Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng.

Điều thứ 15

Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.

Học trò nghèo được Chính phủ giúp.

Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước.

Điều thứ 16

Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam.

Mục C: BẦU CỬ, BÃI MIỄN VÀ PHÚC QUYẾT

Điều thứ 17

Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín.

Điều thứ 18

Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.

Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử.

Điều thứ 19

Cách thức tuyển cử sẽ do luật định.

Điều thứ 20

Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra, theo Điều thứ 41 và 61.

Điều thứ 21

Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.

Chương 3:

NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN

Điều thứ 22

Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Điều thứ 23

Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài.

Điều thứ 24

Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm bầu một lần.

Cứ 5 vạn dân thì có một nghị viên.

Số nghị viên của những đô thị lớn và những địa phương có quốc dân thiểu số sẽ do luật định.

Điều thứ 25

Nghị Viên không phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể nhân dân.

Điều thứ 26

Nghị viện nhân dân tự thẩm tra xem các nghị viên có được bầu hợp lệ hay không.

Điều thứ 27

Nghị viện nhân dân bầu một Nghị trưởng, hai Phó nghị trưởng, 12 uỷ viên chính thức, 3 uỷ viên dự khuyết để lập thành Ban thường vụ.

Nghị trưởng và Phó nghị trưởng kiêm chức Trưởng và Phó trưởng Ban thường vụ.

Điều thứ 28

Nghị viện nhân dân mỗi năm họp hai lần do Ban thường vụ triệu tập vào tháng 5 và tháng 11 dương lịch.

Ban thường vụ có thể triệu tập hội nghị bất thường nếu xét cần.

Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện nếu một phần ba tổng số nghị viên hoặc Chính phủ yêu cầu.

Điều thứ 29

Phải có quá nửa tổng số nghị viên tới họp, hội nghị mới được biểu quyết.

Nghị viện quyết nghị theo quá nửa số nghị viên có mặt.

Nhưng muốn tuyên chiến thì phải có hai phần ba số nghị viện có mặt bỏ phiếu thuận.

Điều thứ 30

Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe.

Các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của Nghị viện.

Trong những trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể quyết nghị họp kín.

Điều thứ 31

Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau khi nhận được thông tri. Nhưng trong hạn ấy, Chủ tịch có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại. Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch phải ban bố.

Điều thứ 32

Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.

Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.

Điều thứ 33

Khi nào hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý, Nghị viện có thể tự giải tán. Ban thường vụ thay mặt Nghị viện tuyên bố sự tự giải tán ấy.

Điều thứ 34

Khi Nghị viện nhân dân đã hết hạn hoặc chưa hết hạn mà tự giải tán thì Ban thường vụ giữ chức quyền cho đến khi bầu lại Nghị viện nhân dân mới.

Điều thứ 35

Hai tháng trước khi Nghị viện nhân dân hết hạn, Ban thường vụ tuyên bố cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới phải làm xong trong hai tháng trước ngày Nghị viện hết hạn.

Khi Nghị viện nhân dân tự giải tán, Ban thường vụ tuyên bố ngay cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới làm xong trong hai tháng sau ngày Nghị viện tự giải tán.

Chậm nhất là một tháng sau cuộc bầu cử, Ban thường vụ phải họp Nghị viện nhân dân mới.

Trong khi có chiến tranh mà nghị viện hết hạn thì Nghị viện hoặc Ban thường vụ có quyền gia hạn thêm một thời gian không nhất định. Nhưng chậm nhất là sáu tháng sau khi chiến tranh kết liễu thì phải bầu lại Nghị viện.

Điều thứ 36

Khi Nghị viện không họp, Ban thường vụ có quyền:

a) Biểu quyết những dự án sắc luật của Chính phủ. Những sắc luật đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất để Nghị viện ưng chuẩn hoặc phế bỏ.

b) Triệu tập Nghị viện nhân dân.

c) Kiểm soát và phê bình Chính phủ.

Điều thứ 37

Phải có quá nửa tổng số nhân viên bỏ phiếu thuận, những nghị quyết của Ban thường vụ mới có giá trị.

Điều thứ 38

Khi Nghị viện không họp được, Ban thường vụ cùng với Chính phủ có quyền quyết định tuyên chiến hay đình chiến.

Điều thứ 39

Đầu mỗi khoá họp, sau khi Ban thường vụ báo cáo công việc, vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm Ban thường vụ có thể nêu ra, nếu có một phần tư tổng số nghị viên yêu cầu. Toàn Ban thường vụ phải từ chức nếu không được tín nhiệm. Nhân viên Ban thường vụ cũ có thể được bầu lại.

Điều thứ 40

Nếu chưa được Nghị viện nhân dân đồng ý hay trong lúc Nghị viện không họp mà chưa được Ban thường vụ đồng ý thì Chính phủ không được bắt giam và xét xử những nghị viên.

Nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện.

Trong trường hợp phạm pháp quả tang, Chính phủ có thể bắt giam nghị viên ngay nhưng chậm nhất là 24 giờ phải thông tri cho Ban thường vụ. Ban thường vụ hoặc Nghị viện sẽ định đoạt.

Khi một nghị viên mất quyền ứng cử thì đồng thời mất cả tư cách nghị viên.

Điều thứ 41

Nghị viện phải xét vấn đề bãi miễn một nghị viên khi nhận được đề nghị của một phần tư tổng số cử tri tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên đó. Nếu hai phần ba tổng số nghị viên ưng thuận đề nghị bãi miễn thì nghị viên đó phải từ chức.

Điều thứ 42

Phụ cấp của các nghị viên sẽ do luật định.

Chương 4:

CHÍNH PHỦ

Điều thứ 43

Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Điều thứ 44

Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các.

Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng.

Điều thứ 45

Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viện bỏ phiếu thuận.

Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối.

Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.

Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kỳ của Chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu Chủ tịch mới.

Điều thứ 46

Phó chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong nhân dân và bầu theo lệ thường.

Nhiệm kỳ của Phó chủ tịch theo nhiệm kỳ của Nghị viện.

Phó chủ tịch giúp đỡ Chủ tịch.

Khi Chủ tịch từ trần hay từ chức thì Phó chủ tịch tạm quyền Chủ tịch. Chậm nhất là hai tháng phải bầu Chủ tịch mới.

Điều thứ 47

Chủ tịch nước Việt Nam chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Nếu được Nghị viện tín nhiệm, Thủ tướng chọn các Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết toàn thể danh sách. Thứ trưởng có thể chọn ngoài Nghị viện và do Thủ tướng đề cử ra Hội đồng Chính phủ duyệt y.

Nhân viên Ban thường vụ Nghị viện không được tham dự vào Chính phủ.

Điều thứ 48

Nếu khuyết Bộ trưởng nào thì Thủ tướng thoả thuận với Ban thường vụ để chỉ định ngay người tạm thay cho đến khi Nghị viện họp và chuẩn y.

Điều thứ 49

Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà:

a) Thay mặt cho nước.

b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân.

c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ.

d) Chủ toạ Hội đồng Chính phủ.

đ) Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị.

e) Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự.

g) Đặc xá.

h) Ký hiệp ước với các nước.

i) Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước.

k) Tuyên chiến hay đình chiến theo như Điều 38 đã định.

Điều thứ 50

Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.

Điều thứ 51

Mỗi khi truy tố Chủ tịch, Phó chủ tịch hay một nhân viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện sẽ lập một Toà án đặc biệt để xét xử.

Việc bắt bớ và truy tố trước Toà án một nhân viên Nội các về thường tội phải có sự ưng chuẩn của Hội đồng Chính phủ.

Điều thứ 52

Quyền hạn của Chính phủ:

a) Thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện.

b) Đề nghị những dự án luật ra trước Nghị viện.

c) Đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ, trong lúc Nghị viện không họp mà gặp trường hợp đặc biệt.

d) Bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới, nếu cần.

đ) Bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành chính hoặc chuyên môn.

e) Thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn đất nước.

g) Lập dự án ngân sách hàng năm.

Điều thứ 53

Mỗi Sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam và tuỳ theo quyền hạn các Bộ, phải có một hay nhiều vị Bộ trưởng tiếp ký. Các vị Bộ trưởng ấy phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

Điều thứ 54

Bộ trưởng nào không được Nghị viên tín nhiệm thì phải từ chức.

Toàn thể Nội các không phải chịu liên đới trách nhiệm về hành vi một Bộ trưởng.

Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các. Nhưng Nghị viện chỉ có thể biểu quyết về vấn đề tín nhiệm khi Thủ tướng, Ban thường vụ hoặc một phần tư tổng số Nghị viện nêu vấn đề ấy ra.

Trong hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm Nội các thì Chủ tịch nước Việt Nam có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại. Cuộc thảo luận lần thứ hai phải cách cuộc thảo luận lần thứ nhất là 48 giờ. Sau cuộc biểu quyết này, Nội các mất tín nhiệm phải từ chức.

Điều thứ 55

Các Bộ trưởng phải trả lời bằng thư từ hoặc bằng lời nói những điều chất vấn của Nghị viện hoặc của Ban thường vụ. Kỳ hạn trả lời chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được thư chất vấn.

Điều thứ 56

Khi Nghị viện hết hạn hoặc tự giải tán, Nội các giữ chức quyền cho đến khi họp Nghị viện mới.

Chương 5:

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN HÀNH CHÍNH

Điều thứ 57

Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã.

Điều thứ 58

Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra.

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành chính.

Ở bộ và huyện, chỉ có Uỷ ban hành chính. Uỷ ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra.

Điều thứ 59

Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cấp trên.

Uỷ ban hành chính có trách nhiệm:

a) Thi hành các mệnh lệnh của cấp trên.

b) Thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương mình sau khi được cấp trên chuẩn y.

c) Chỉ huy công việc hành chính trong địa phương.

Điều thứ 60

Uỷ ban hành chính chịu trách nhiệm đối với cấp trên và đối với Hội đồng nhân dân địa phương mình.

Điều thứ 61

Nhân viên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính có thể bị bãi miễn.

Cách thức bãi miễn sẽ do luật định.

Điều thứ 62

Một đạo luật sẽ định rõ những chi tiết tổ chức các Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.

Chương 6:

CƠ QUAN TƯ PHÁP

Điều thứ 63

Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có:

a) Toà án tối cao.

b) Các toà án phúc thẩm.

c) Các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp.

Điều thứ 64

Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm.

Điều thứ 65

Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình.

Điều thứ 66

Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước Toà án.

Điều thứ 67

Các phiên toà án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt.

Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư.

Điều thứ 68

Cấm không được tra tấn, đánh đập, ngược đãi những bị cáo và tội nhân.

Điều thứ 69

Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp.

Chương 7:

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều thứ 70

Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.

b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.

c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.

CONSTITUTION

THE Democratic Republic of Vietnam (THE NATIONAL ASSOCIATION OF THE Democratic Republic of Vietnam passed November 9, 1946)

PREFACE

The August Revolution regained national sovereignty, liberated the people and created a democratic republic.

After eighty years of struggle, the Vietnamese people have escaped the oppressive circle of colonial policy, and at the same time have dismissed the royal regime. The country has entered a new journey.

The task of our nation in this period is to preserve the territory, gain complete independence and build the nation on the basis of democracy.

Assigned by the nation to draft the first Constitution of the Democratic Republic of Vietnam, the National Assembly realized that the Vietnamese Constitution must recognize the glorious achievements of the Revolution and must build on the principles. down here:

- Unite the entire people, regardless of race, girl, class, religion.

- Ensuring democratic freedoms.

- Implement the strong and lucrative government of the people.

With the spirit of solidarity and striving for the availability of the entire people, under a broad democratic regime, Vietnam is independent and united in progress on the path of glory, happiness, in keeping with the progressive trend of the world. gender and peaceful will of humanity.

Chapter 1:

THE POLICY

Article 1

Vietnam is a democratic republic.

All domestic rights belong to the entire Vietnamese people, regardless of race, girl, rich, poor, class and religion.

Article 2

The country of Vietnam is an indivisible Central South North.

Article 3

The flag of the Democratic Republic of Vietnam is in a red background, with a yellow five-pointed star in the middle.

The national anthem is the song "Tiến Quân".

The capital is located in Hanoi.

Chapter 2:

OBLIGATIONS AND CITIZENS

Section A: OBLIGATIONS

Article 4:

Every Vietnamese citizen must:

- Protect the country

- Respect the Constitution

- Obey the law.

Article 5

Vietnamese citizens are obliged to serve in the army.

Section B: BENEFITS

Article 6

All Vietnamese citizens are equal in every respect: political, economic and cultural.

Article 7

All Vietnamese citizens are equal before the law, and they can take part in the government and the national construction according to their talents and virtues.

Article 8

In addition to equality of interests, ethnic minorities receive assistance in every way to quickly reach the common level.

Article 9

Women are equal to men in every respect.

Article 10

Vietnamese citizens have the right to:

- Freedom of speech

- Freedom to publish

- Freedom of organization and meeting

- Freedom of belief

- Freedom of residence, travel within the country and abroad.

Article 11

The undecided judiciary must not arrest and detain Vietnamese citizens.

The housing and correspondence of Vietnamese citizens must not be illegally infringed upon.

Article 12

Property rights of Vietnamese citizens are guaranteed.

Article 13

The rights of the precepts needing intellectual labor and limbs are guaranteed.

Article 14

Elderly or disabled citizens who are unable to work are supported. Children are looked after in terms of upbringing.

Article 15

Forced primary education and no tuition. In local elementary schools, ethnic minorities have the right to learn in their own language.

Poor students are helped by the Government.

Private schools are open freely and subject to state programs.

Article 16

Foreigners who fight for democracy and freedom and must flee are allowed to reside in Vietnam.

Section C: ELECTION, EXEMPTION AND DECISION

Article 17

The electoral system is universal suffrage. Voting must be free, direct and confidential.

Article 18

All Vietnamese citizens, aged 18 and over, regardless of girls and boys, have the right to vote, except for lunatics and those who lose their rights.

The candidate must have the right to vote, must be at least 21 years old, and must read and write the national language.

Citizens also have the right to vote and stand for election.

Article 19

The method of election will be determined by law.

Article 20

The people have the right to dismiss deputies elected under Articles 41 and 61.

Article 21

The people have the right to affirm the Constitution and things related to national destiny, according to Articles 32 and 70.

Chapter 3:

PEOPLE'S COMMITTEE

Article 22

The People's Parliament is the highest authority of the Democratic Republic of Vietnam.

Article 23

The People's Parliament solves all issues common to the nation, sets out laws, votes the budget, and approves treaties signed by the Government with foreign countries.

Article 24

The People's Parliament is elected by Vietnamese citizens. Every three years elected.

One in every 50,000 people has a congressman.

The number of parliamentarians in large cities and localities with ethnic minorities will be determined by law.

Article 25

Councilman not only represents his locality but also the entire people.

Article 26

The People's Congress itself verifies whether the members are legally elected.

Article 27

The People's Parliament elects one head, two deputy heads, 12 full-fledged members and three alternate members to form a Standing Committee.

The Head and Deputy Heads are concurrently the Head and Deputy Head of the Standing Committee.

Article 28

The People's Parliament meets twice a year, convened by the Standing Committee in May and November of the calendar year.

The Standing Committee may convene an extraordinary meeting if necessary.

The Standing Committee must convene Parliament if one-third of the total members are required by the Government.

Article 29

There must be more than half of the total number of deputies attending meetings or conferences to vote.

Parliament resolves by more than half of the members present.

But to declare war, two-thirds of the parliament were present to vote.

Article 30

Parliament meeting is public, public hearing.

Newspapers are allowed to recite parliamentary discussions and resolutions.

In special cases, the Parliament may decide to hold a closed meeting.

Article 31

Laws already voted by the National Assembly and the President of Vietnam must be promulgated no later than 10 days after receiving the notice. But within that period, the President has the right to request Parliament to discuss again. The laws that are discussed again, if still approved by Parliament, are compelled by the President.

Article 32

Things related to national destiny will give the people a resolution, if two-thirds of the total members agree.

The mode of resolution will be determined by law.

Article 33

When two-thirds of the total members agree, Parliament can dissolve on its own. The Standing Committee, on behalf of Parliament, declared the dissolution.

Article 34

When the People's Congress has expired or has not expired but disbanded by itself, the Standing Committee holds the position until it is re-elected to the new People's Congress.

Article 35

Two months before the expiry of the People's Congress, the Standing Committee announced the re-election. The new election must be completed within two months before the expiry of Parliament.

When the People's Congress dissolved itself, the Standing Committee immediately announced the re-election. The election was completed just two months after the Parliament dissolved itself.

At least one month after the election, the Standing Committee must meet a new People's Parliament.

During a war in which the Parliament expires, the Parliament or the Standing Committee has the right to extend it for an indefinite period. But at least six months after the war is over, the Parliament must be re-elected.

Article 36

When Parliament is not meeting, the Standing Committee has the right to:

a) Voting on government decree projects. Those laws must be submitted to Parliament at the nearest meeting for Parliament to approve or abolish them.

b) Convene the People's Parliament.

c) Control and criticize the Government.

Article 37

There must be more than half of the total number of employees voting yes, the resolutions of the Standing Committee are valid.

Article 38

When Parliament cannot meet, the Standing Committee together with the Government has the right to decide whether to declare war or a truce.

Article 39

At the beginning of each session, after the Standing Committee reports its work, the issue of a vote of confidence in the Standing Committee may be raised, if required by a quarter of the total number of deputies. The Standing Committee must resign if it is not trusted. Former Standing Committee employees may be re-elected.

Article 40

If it is not yet approved by the People's Congress or the Parliament is not meeting without the consent of the Standing Committee, the Government shall not detain and adjudicate MPs.

Congressmen are not prosecuted for speech or voting in Parliament.

In case of a crime, the Government may arrest a member of the assembly immediately but no later than 24 hours must notify the Standing Committee. The Standing Committee or Parliament will decide.

When a member loses the right to run for office, he also loses the status of a member of parliament.

Article 41

Parliament must consider the issue of dismissing a member of parliament upon receipt of the request by a quarter of the total number of voters who have elected it. If two-thirds of the councilmember agreed to request the dismissal, the member must resign.

Article 42

Deputies' allowances will be determined by law.

Chapter 4:

GOVERMENT

Article 43

The highest administrative organ of the nation is the Democratic Republic of Vietnam Government.

Article 44

The government is composed of the President of the Democratic Republic of Vietnam, the Vice President and the Cabinet.

The Cabinet has the Prime Minister, Ministers and Deputy Ministers. There may be Deputy Prime Ministers.

Article 45

The President of the Democratic Republic of Vietnam is elected in the People's Parliament and must be voted in favor by two-thirds of the total parliament.

If the first vote is not enough, then the second will be a majority.

The President of Vietnam is re-elected within 5 years and may be re-elected.

Within a month before the end of the Chairman's term, the Standing Committee must convene Parliament to elect a new President.

Article 46

The Vice President of the Democratic Republic of Vietnam chooses among the people and elects as usual.

The term of office of the Vice President is the same as that of Parliament.

The vice president helps the chairman.

When the Chairman dies or resigns, the Vice President is temporarily acting President. Within two months at the latest, a new President must be elected.

Article 47

The President of Vietnam chooses the Prime Minister in the National Assembly and proposes Parliament to vote. If trusted by the Parliament, the Prime Minister chooses the Ministers in the Parliament and presents the Parliament to vote on the whole list. The Deputy Minister can choose outside Parliament and be nominated by the Prime Minister to the Government Council for approval.

Parliamentary Standing Committee employees are not allowed to participate in the Government.

Article 48

If there is any Minister vacancy, the Prime Minister will reach an agreement with the Standing Committee to immediately appoint a temporary substitute until the Parliament meets and approves it.

Article 49

Powers of the President of the Democratic Republic of Vietnam:

a) On behalf of water.

b) Preserve the position of commander-in-chief of the whole nation, appointing or dismissing officers in the army, navy and air force.

c) Signing the decree appointing Prime Minister, Cabinet staff and senior staff of Government agencies.

d) Chairman of the Government Council.

d) To enact laws passed by the National Assembly.

e) Award medals and honorary degrees.

g) Special amnesty.

h) Sign treaties with countries.

i) Delegating Vietnamese delegates to foreign countries and receiving diplomatic delegations from other countries.

k) Declare war or ceasefire according to Article 38.

Article 50

The President of Vietnam is not responsible, except for treason.

Article 51

Whenever the President, Vice President or a Cabinet employee is charged with treason, the Parliament will set up a special Court to try.

The arrest and prosecution before a court of a Cabinet employee on a regular offense must be approved by the Government Council.

Article 52

Government powers:

a) Enforce laws and resolutions of Parliament.

b) Proposing bills before the National Assembly.

c) Proposing draft laws before the Standing Committee, while the Parliament does not meet but meets with special cases.

d) Abolish orders and resolutions of subordinate agencies, if necessary.

d) Appointing or dismissing employees in administrative or professional agencies.

e) Enforce the law of encouragement and all necessary measures to preserve the country.

g) Making annual budget projects.

Article 53

Each Decree of the Government must be signed by the President of Vietnam and, depending on the powers of the Ministries, must be signed by one or more Ministers. Those ministers are accountable to Parliament.

Article 54

Any minister who is not trusted by the Parliamentary member must resign.

The entire Cabinet is not subject to joint responsibility for the conduct of a Minister.

The Prime Minister is responsible for the Cabinet's political path. But Parliament can only vote on credit when the Prime Minister, the Standing Committee or a quarter of all Parliament raise it.

Within 24 hours after the Parliament's vote of no confidence in the Cabinet, the President of Vietnam has the right to bring the matter of confidence to Parliament for re-discussion. The second discussion must be 48 hours away from the first discussion. After this vote, the discredited Cabinet had to resign.

Article 55

The Ministers must respond in writing or verbally to questions raised by the Parliament or the Standing Committee. The deadline for reply is 10 days after receiving the questionnaire.

Article 56

When Parliament expires or dissolves on its own, the Cabinet holds the post until a new Parliament meeting.

Chapter 5:

PEOPLE'S COUNCIL AND ADMINISTRATIVE COMMITTEE

Article 57

Vietnam is administratively composed of three ministries: North, Central and South. Each ministry is divided into provinces, each province is divided into districts, and each district is divided into communes.

Article 58

In the provinces, cities, towns and communes, the People's Council is elected by popular and direct votes.

The People's Council of a province, city, town or commune appoints an Administrative Committee.

In ministries and districts, only the Administrative Committee. The ministry administrative committee is elected by the Council of Provinces and Cities. The district administrative committee is elected by the Council of Communes.

Article 59

The People's Council makes decisions on matters within its locality. These resolutions must not go against the directives of the higher levels.

The administrative committee is responsible for:

a) Execute the orders of superiors.

b) Implement the resolutions of their local People's Councils after they are approved by their superior authorities.

c) Command of local administrative work.

Article 60

The administrative committee is responsible for the superior and for its local People's Council.

Article 61

Staff of People's Councils and Administrative Committees may be dismissed.

The method of dismissal will be prescribed by law.

Article 62

A law will specify the details of the organization of the People's Councils and Administrative Committees.

Chapter 6:

JUDICIAL AUTHORITIES

Article 63

The judicial agencies of the Democratic Republic of Vietnam include:

a) Supreme Court.

b) Appellate courts.

c) Secondary and primary courts.

Article 64

The judges are all appointed by the Government.

Article 65

During the trial of criminal cases, there must be a people's assistant to either give opinions if it is a misdemeanor, or to decide with the judge if it is a felony.

Article 66

Ethnic minorities have the right to use their voices in courts.

Article 67

The court sessions must be public, except in special cases.

The defendant has the right to defend himself or borrow a lawyer.

Article 68

It is forbidden to torture, beat or mistreat defendants and criminals.

Article 69

During the trial, judges only obey the law, other agencies must not interfere.

Chapter 7:

AMENDING CONSTITUTION

Article 70

Amendments to the Constitution must be in the following manner:

a) Required by two thirds of total members.

b) Parliament elects a committee to draft the changes.

c) Any changes that have been approved by the National Assembly must be decided by the people.

Vietnamese version retreived from https://vanbanphapluat.co/hien-phap-1946-viet-nam-dan-chu-cong-hoa on 2019.11.24.

English version originally from Google translate and further corrected.