__________________
__________________
Law 6-LCT / HDNN7 of 30 December 1981 - People's Army Officers
(if anyone is interested to improve the English translation, please let me know at rdavemail-medals@yahoo.com)
People's Army Officer 1981 6-LCT / HDNN7 has been replaced by the Vietnam People's Army Officer 1999 16/1999 / QH10 and has been applied since April 1, 2000 .
Vietnamese | English |
LUẬT VỀ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Để góp phần xây dựng Quân đội nhân dân chính quy và hiện đại, tăng cường quốc phòng, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ quân đội được Nhà nước phong quân hàm cấp Tướng, cấp Tá, cấp Uý. Điều 2 Sĩ quan Quân đội nhân dân gồm có: 1- Sĩ quan chỉ huy, tham mưu, 2- Sĩ quan chính trị, 3- Sĩ quan hậu cần và tài chính, 4- Sĩ quan kỹ thuật, 5- Sĩ quan quân y và thú y, 6- Sĩ quan quân pháp, 7- Sĩ quan hành chính. Điều 3 Sĩ quan Quân đội nhân dân chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị. Điều 4 Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, văn hoá, sức khoẻ, tuổi và có khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được đào tạo thành sĩ quan. Điều 5 Những người sau đây được chọn để bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ: Quân nhân tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan, Hạ sĩ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chiến đấu, Quân nhân làm công tác chuyên môn, kỹ thuật tốt nghiệp đại học, Cán bộ các ngành ngoài quân đội và phục vụ trong quân đội được bổ nhiệm giữ chức vụ sĩ quan, Sĩ quan dự bị. Điều 6 Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ của công dân quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương 2: QUÂN HÀM VÀ CHỨC VỤ CỦA SĨ QUAN Điều 7 Hệ thống quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau: 1- Cấp Tướng có 4 bậc: Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc hải quân, Trung tướng, Phó đô đốc hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc hải quân. 2- Cấp Tá có 3 bậc: Đại tá, Trung tá, Thiếu tá. 3- Cấp Uý có 4 bậc: Đại uý, Thượng uý, Trung uý, Thiếu uý. Điều 8 Việc xét phong, thăng cấp bậc quân hàm cho sĩ quan phải căn cứ vào cấp bậc quân hàm được quy định cho từng chức vụ, phẩm chất cách mạng, năng lực công tác và thời hạn ở cấp bậc hiện tại. Sĩ quan ở mỗi chức vụ hay cấp bậc đều phải học xong chương trình huấn luyện do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định. Điều 9 Thời hạn để xét thăng quân hàm quy định như sau: Thiếu uý lên trung uý: 2 năm; Trung uý lên thượng uý: 2 năm; Thượng uý lên đại uý: 3 năm; Đại uý lên thiếu tá: 4 năm; Thiếu tá lên trung tá: 4 năm; Trung tá lên đại tá: 5 năm; Việc xét thăng quân hàm cấp Tướng không quy định thời hạn. Thời gian học tập tại trường được tính vào thời hạn để xét thăng quân hàm. Trong thời chiến, thời hạn xét thăng quân hàm được rút ngắn hơn, do Hội đồng bộ trưởng quy định. Điều 10 Sĩ quan có thành tích trong chiến đấu, công tác và sĩ quan công tác ở những nơi khó khăn, gian khổ hoặc làm những nhiệm vụ đặc biệt mà hoàn thành tốt chức trách được giao thì được xét thăng quân hàm trước khi đủ thời hạn. Điều 11 Sĩ quan đến thời hạn xét thăng quân hàm mà chưa đủ điều kiện thì thời hạn xét được kéo dài nhiều nhất là một niên hạn nữa; nếu vẫn không đủ điều kiện để xét thì được chuyển sang ngạch dự bị. Điều 12 Hệ thống chức vụ trong quân đội do Hội đồng bộ trưởng quy định căn cứ vào tổ chức quân đội trong từng giai đoạn và trình Hội đồng Nhà nước phê chuẩn. Mỗi chức vụ được quy định hai bậc quân hàm. Điều 13 Việc bổ nhiệm sĩ quan giữ các chức vụ phải căn cứ vào nhu cầu biên chế, phẩm chất cách mạng, năng lực công tác, sức khoẻ và ngành đào tạo. Điều 14 Quyền bổ nhiệm chức vụ, phong và thăng quân hàm quy định như sau: Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm các chức vụ Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị; phong và thăng quân hàm cấp bậc Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc hải quân. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bổ nhiệm các chức vụ Thứ trưởng Bộ quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Tổng cục khác, Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra quân đội, Tư lệnh và Phó Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và các chức vụ tương đương; phong và thăng cấp bậc Trung tướng, Phó đô đốc hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc hải quân. Bộ trưởng Bộ quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ Sư đoàn trưởng, Cục trưởng và các chức vụ tương đương trở xuống; phong và thăng cấp bậc từ Thiếu uý đến Đại tá. Cấp có quyền bổ nhiệm chức vụ và phong hoặc thăng cấp bậc nào thì được quyền giáng chức, giáng cấp, cách chức và tước quân hàm sĩ quan cấp bậc ấy. Điều 15 Cấp có quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì được quyền điều động sĩ quan giữ chức vụ ấy, Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền điều động Phó Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và các chức vụ tương đương. Điều 16 Trong trường hợp khẩn cấp, sĩ quan giữ chức vụ từ Trung đoàn trưởng trở lên được quyền đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan dưới quyền, và tạm thời chỉ định người khác thay thế, nhưng phải báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền xét duyệt. Điều 17 Việc thăng hoặc giáng cấp bậc sĩ quan, mỗi lần chỉ được một bậc; trong trường hợp đặc biệt mới được thăng hoặc giáng nhiều bậc. Điều 18 Sĩ quan có thể được giao chức vụ cao hơn hoặc thấp hơn cấp bậc quân hàm đã được quy định. Sĩ quan có thể được giao chức vụ thấp hơn trong những trường hợp sau đây: 1- Để tăng cường chỉ huy đối với những đơn vị cần thiết; 2- Đơn vị giảm biên chế hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức; 3- Năng lực hoặc sức khoẻ của sĩ quan không đảm đương được chức vụ hiện tại. Điều 19 Đối với sĩ quan đã bị giáng cấp bậc thì niên hạn để xét thăng quân hàm tính từ ngày bị giáng. Sĩ quan bị giáng cấp bậc quân hàm, nếu tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, công tác thì thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm có thể được rút ngắn hơn so với thời hạn quy định ở Điều 9. Điều 20 Sĩ quan tại ngũ được Bộ quốc phòng cử đến công tác ở những ngành ngoài quân đội gọi là sĩ quan biệt phái. Sĩ quan biệt phái có nghĩa vụ và quyền lợi như sĩ quan ở đơn vị. Chế độ đối với sĩ quan biệt phái do Hội đồng bộ trưởng quy định. Điều 21 Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan có cấp bậc quân hàm thấp hơn. Trong trường hợp một sĩ quan giữ chức vụ phụ thuộc vào một sĩ quan khác có cấp bậc quân hàm ngang hoặc thấp hơn thì người giữ chức vụ phụ thuộc là cấp dưới. Điều 22 Sĩ quan cấp trên phải thực hiện chế độ định kỳ nhận xét sĩ quan thuộc quyền, theo nội dung và thể thức do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Chương 3: SĨ QUAN DỰ BỊ Điều 23 Sĩ quan dự bị gồm có sĩ quan dự bị hạng một và sĩ quan dự bị hạng hai, theo hạn tuổi quy định ở Điều 32. Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ theo quy định ở Điều 32 hoặc không đủ điều kiện để xét thăng cấp bậc theo quy định ở Điều 11 thì được chuyển sang ngạch dự bị. Sĩ quan hết tuổi dự bị hạng hai hoặc không đủ sức khoẻ thì được giải ngạch dự bị. Điều 24 Việc chuyển sĩ quan tại ngũ sang ngạch dự bị hoặc gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ và giải ngạch dự bị đối với sĩ quan, tuỳ theo cấp bậc sĩ quan, do các cấp có thẩm quyền nói ở Điều 14 quyết định. Điều 25 Những người sau đây đã học hết chương trình đào tạo sĩ quan dự bị thì được xét phong quân hàm và đăng ký vào ngạch dự bị: 1- Hạ sĩ quan xuất ngũ, 2- Học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng, 3- Cán bộ các ngành ngoài quân đội có chuyên cần thiết cho công tác quân sự. Điều 26 Quyền phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan dự bị được áp dụng như đối với sĩ quan tại ngũ, theo quy định ở Điều 14. Điều 27 Căn cứ vào kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị có thể được xét thăng cấp bậc quân hàm. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn quy định cho mỗi cấp bậc của sĩ quan tại ngũ. Sĩ quan dự bị được điều động vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong quân đội để xét thăng cấp bậc quân hàm tương ứng. Điều 28 Sĩ quan dự bị, khi đến công tác hoặc cư trú ở địa phương nào, phải đăng ký tại cơ quan quân sự địa phương đó và chịu sự quản lý của cơ quan quân sự địa phương. Điều 29 Trong thời bình, sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ có thể được gọi ra phục vụ ở đơn vị quân đội trong một thời gian có hạn định. Trong thời chiến, sĩ quan dự bị được gọi ra phục vụ trong quân đội theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ. Điều 30 Sĩ quan dự bị có nhiệm vụ dự những lớp huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Chế độ đãi ngộ trong thời gian tập trung huấn luyện do Hội đồng bộ trưởng quy định. Chương 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN Điều 31 Sĩ quan có nghĩa vụ: 1- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; 2- Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội, nâng cao tính kỷ luật của quân nhân trong đơn vị; 3- Tôn trọng quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động; kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; phát huy dân chủ và giữ vững kỷ luật trong quân đội; chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của quân nhân trong đơn vị; 4- Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, năng lực tổ chức chỉ huy và quản lý bộ đội, trau dồi phẩm chất cách mạng, rèn luyện thể lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điều 32 Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị có trách nhiệm phục vụ trong quân đội theo hạn tuổi quy định như sau: ³ Cấp bậc ³ Tuổi tại Tuổi dự bị Tuổi dự bị ³ ngũ ³ hạng một ³ hạng hai Cấp uý ³ 38 ³ 45 ³ 50 ³ ³ Thiếu tá ³ 43 ³ 50 ³ 55 ³ Trung tá ³ 48 ³ 55 ³ 58 ³ Đại tá ³ 55 ³ 58 ³ 60 ³ ³ Thiếu tướng và chuẩn ³ ³ đô đốc hải quân ³ 60 ³ 63 ³ 65 ³ Đối với Trung tướng và Phó đô đốc hải quân trở lên, không quy định hạn tuổi phục vụ, nhưng khi sức khoẻ và năng lực không cho phép đảm đương được nhiệm vụ thì cũng thực hiện chế độ nghỉ hưu. Điều 33 Căn cứ vào nhu cầu của quân đội và phẩm chất cách mạng, năng lực, sức khoẻ của sĩ quan, Bộ trưởng Bộ quốc phòng có quyền kéo dài hạn tuổi phục vụ tại ngũ của từng sĩ quan từ cấp Đại tá trở xuống. Mỗi lần có thể kéo dài từ một đến ba năm, nhưng không quá hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị hạng một; đối với sĩ quan làm công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật thì không quá hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị hạng hai. Việc kéo dài hạn tuổi phục vụ tại ngũ của Thiếu tướng và Chuẩn đô đốc hải quân do Hội đồng bộ trưởng quyết định. Điều 34 Sĩ quan có thành tích trong chiến đấu, công tác được xét tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc các hình thức khen thưởng khác. Điều 35 Sĩ quan không chấp hành mệnh lệnh, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc phạm sai lầm, khuyết điểm khác thì bị thi hành kỷ luật của quân đội; nếu phạm tội thì bị truy tố trước pháp luật. Điều 36 Sĩ quan bị tước quân hàm, nếu tiến bộ thì có thể được xét phong cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ được giao. Điều 37 Sĩ quan dự bị vi phạm kỷ luật của quân đội, pháp luật của Nhà nước, không xứng đáng với cấp bậc hiện có hoặc không xứng đáng là sĩ quan thì bị giáng cấp hoặc tước quân hàm sĩ quan. Việc xét thăng cấp bậc cho sĩ quan dự bị bị giáng cấp thực hiện theo quy định ở Điều 19. Điều 38 Sĩ quan được nghỉ phép năm theo chế độ quy định. Trong chiến tranh hoặc khi có tình hình khẩn trương, Bộ trưởng Bộ quốc phòng có thể ra lệnh đình chỉ việc nghỉ phép; mọi sĩ quan đang nghỉ phép phải trở về ngay đơn vị. Điều 39 Sĩ quan được hưởng chế độ lương và phụ cấp do Hội đồng bộ trưởng quy định. Điều 40 Sĩ quan được khuyến khích và giúp đỡ phát triển tài năng trong mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, kỹ thuật và được phong học hàm, cấp học vị theo chế độ chung của Nhà nước. Các công trình nghiên cứu có giá trị về khoa học, nghệ thuật quân sự và khoa học, kỹ thuật quân sự hoặc về khoa học kỹ thuật nói chung, được khen thưởng thích đáng. Điều 41 Sĩ quan được chính quyền địa phương chăm sóc về tinh thần, vật chất đối với gia đình, tạo điều kiện cho sĩ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điều 42 Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ mà chưa đến tuổi nghỉ hưu thì được ưu tiên tuyển chọn vào học tập tại các trường hoặc được bố trí việc làm trong các cơ quan Nhà nước và trong các tổ chức xã hội; trong trường hợp không sắp xếp được, nếu có đủ 20 năm công tác liên tục thì được hưởng chế độ nghỉ hưu. Điều 43 Sĩ quan về nghỉ hưu hoặc nghỉ vì mất sức lao động thì được báo trước 3 tháng để chuẩn bị và được chăm sóc về đời sống tinh thần và vật chất theo đúng các chế độ của Nhà nước. Chương 5: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG Điều 44 Luật này thay thế Luật quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 29 tháng 4 năm 1958. Điều 45 Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ hai, thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981.
|
THE LAW ABOUT THE PEOPLE'S COMMITTEE OF VIETNAM In order to contribute to the building of a regular and modern People's Army, to increase national defense, ensure the successful fulfillment of the task of protecting and building the Socialist Republic of Vietnam; Chapter 1: GENERAL PROVISIONS Article 1 Vietnam People's Army Officers are military cadres who are conferred the rank of General, Ta, and Lieutenant by the State. Article 2 People's Army officers include: 1. Commanding officer, staff member, 2. Political officers, 3. Logistics and financial officers, 4. Technical officer, 5. Military and veterinary medicine officers, 6. The military officer, 7. Administrative officer. Article 3 People's Army officers are divided into two ranks: active officers and reserve officers. Article 4 Citizens of the Socialist Republic of Vietnam who meet criteria for politics, culture, health, age and are capable of operating in the military field may be trained as officers. Article 5 The following people are selected to supplement the active duty officers: Soldiers graduated from officers' training schools, Non-commissioned officers complete their missions in combat, Soldiers in professional and technical jobs graduate from universities Officers in the military and serving in the military are appointed officers Reserve officer. Article 6 Officers have the rights and obligations of citizens prescribed in the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam. Chapter 2: MILITARY AND POSITION OF CUSTOMERS The 7th rule The system of officers of the Vietnam People's Army is prescribed as follows: 1- The General level has 4 ranks: General, Lieutenant General, Navy Admiral, Lieutenant General, Navy Vice Admiral, Major-General, Rear Admiral of the Navy. 2- The Level has 3 grades: Colonel, Lieutenant Colonel, Major. 3. The rank of Captain has 4 grades: Captain, Lieutenant, Lieutenant, Lieutenant. Article 8 The consideration for the rank and rank promotion for officers must be based on the rank and rank prescribed for each position, revolutionary quality, working capacity and duration at the current rank. Officers in each position or rank must complete the training program prescribed by the Minister of Defense. Article 9 The time limit for consideration for rank promotion is prescribed as follows: Lieutenant to lieutenant: 2 years; From lieutenant to senior lieutenant: 2 years; From lieutenant to captain: 3 years; Captain to major: 4 years; Major to lieutenant colonel: 4 years; From lieutenant colonel to colonel: 5 years; There is no time limit on the consideration for promotion to the rank of general. The length of time spent studying at a school is counted towards the time limit for rank promotion consideration. During the war, the rank promotion consideration time limit was shorter, prescribed by the Council of Ministers. Article 10 Officers with achievements in combat, work and officers working in difficult or arduous places or performing special tasks that have successfully completed their assigned functions shall be considered for rank promotion before the expiry of the time limit. . Article 11 Officers who reach the rank of consideration for rank promotion but not yet qualified, the time limit for consideration shall be extended to at most one more year; If they are still ineligible for consideration, they will be transferred to the reserve category. Article 12 The system of positions in the army is determined by the Council of Ministers based on the military organization in each period and submitted to the State Council for approval. Each position is provided for two ranks. Article 13 The appointment of officers to positions must be based on staffing needs, revolutionary quality, work capacity, health and training. Article 14 The right to appoint positions, rank and rank promotion is prescribed as follows: The State Council appoints Chief of the General Staff and Chairman of the General Department of Politics; and promoted and promoted to the rank of General, Lieutenant General, Navy Admiral. The Chairman of the Council of Ministers appoints Deputy Minister of Defense, Deputy Chief of the General Staff, Deputy Chairman of the General Department of Politics, Chairman and Deputy Heads of other General Departments, Inspector General and Deputy Inspector General. the army, the Commander and the Deputy Commander of the military region, the army, the army, the army and the like; bestowed and promoted to the rank of Lieutenant General, Vice Admiral of the Navy, Major General, and Admiral of the Navy. The Minister of Defense shall appoint the positions of Division Commander, Director and equivalent positions downwards; bestowed and promoted from Lieutenant to Colonel. A rank who has the right to appoint a position and to bestow or promote any rank is entitled to demote, demote, demote and remove the rank of officer of that rank. Article 15 The level who is entitled to appoint any position is entitled to mobilize the officer holding that position, the Minister of Defense is entitled to mobilize the Deputy Commander of the military zone, the army, the army, the army and the like. Article 16 In an emergency, officers holding positions of regimental commanders and above are entitled to suspend positions for officers under them, and temporarily appoint replacements, but must immediately report them to competent authorities. approval. Article 17 Promotion or demotion of an officer, only one rank at a time; in special cases, it is allowed to be promoted or demoted to many levels. Article 18 Officers may be assigned a position higher or lower than the prescribed rank and rank. Officers may be assigned lower positions in the following cases: 1- To increase the command of the necessary units; 2. The unit reduces its payroll or changes its organizational structure; 3. The capacity or health of an officer does not hold the current position. Article 19 For officers who have been demoted, the time limit for rank promotion consideration is counted from the date of demotion. If an officer is demoted to a rank, if he makes progress or has excellent achievements in combat or work, the time limit for rank promotion consideration may be shorter than the time limit specified in Article 9. Article 20 Active duty officers are sent by the Ministry of Defense to work in non-military branches called seconded officers. The seconded officer has the same duties and rights as the unit officer. The regime for seconded officers is prescribed by the Council of Ministers. Article 21 Officers with higher ranks are those of officers with lower ranks. In the event that an officer holding a position depends on another officer of equal or lower rank, the dependent officer is a junior. Article 22 Superior officers shall observe the regime of periodically commenting on officers under their respective rights, according to the contents and procedures prescribed by the Minister of Defense. Chapter 3: RESERVE WILL Article 23 Reserve officers include first-class reserve officers and second-class reserve officers, according to the age limits specified in Article 32. Officers who reach the age of active service in accordance with Article 32 or who are ineligible for rank promotion under Article 11 are transferred to the reserve rank. Officers who are second-class reserve officers or who are not fit to health are entitled to reserve rank. Article 24 The transfer of active duty officers to the reserve ranks or to call reserve officers to serve in the army and to release the reserve ranks for officers, depending on the rank of officers, shall be decided by the competent authorities mentioned in Article 14. . Article 25 The following persons who have completed the reserve officers training program are considered for rank and rank registered in the reserve rank: 1- Non-commissioned officer, 2. Students graduating from universities, colleges, 3. Officers in non-military branches who have necessary specialties for military work. Article 26 The right to bestow, promote, demote, and demote military rank to reserve officers is the same as for military officers in accordance with Article 14. Article 27 Based on military study results and achievements in defense service, reserve officers may be considered for rank promotion. The time limit for rank promotion consideration for reserve officers is 2 years longer than the prescribed time limit for each rank of active-duty officers. Reserve officers who are mobilized to serve in the army shall base themselves on the positions to be assigned to the army to consider and rank their respective rank. Article 28 Reserve officers, when traveling to or residing in any locality, must register at that local military office and be managed by the local military authority. Article 29 In peacetime, non-active reserve military officers may be called up to serve in the military unit for a limited time. During wartime, reserve officers are called out to serve in the army under a general or partial order. Article 30 Reserve officers are obliged to attend military training classes according to the regulations of the Minister of Defense. Remuneration for the training period is stipulated by the Council of Ministers. Chapter 4: OBLIGATIONS AND RIGHTS OF CUSTOMERS Article 31 Officers are obliged: 1. Being absolutely loyal to the Fatherland, people, and the State of the Socialist Republic of Vietnam, upholding the spirit of revolutionary vigilance, fulfilling its assigned duties and responsibilities, being ready to fight, sacrifice to firmly defend the Socialist Republic of Vietnam; 2. To exemplify the observance of the Party's lines and policies, the laws of the State, the orders and rules of the army, and the enhancement of the discipline of the army in the unit; 3. Respect the right of socialist collective collective ownership of the working people; resolutely protect socialist property, protect the life and property of the people; promoting democracy and maintaining discipline in the army; take care of the spiritual and material life of soldiers in the unit; 4. To regularly study and raise the political, military, cultural, scientific-technical and professional qualifications, the capacity of organizing and commanding soldiers, cultivating the quality of revolution and training. physical strength to complete the mission. Article 32 Active-duty officers and reserve officers are responsible for serving in the army according to the following age limits: ³ Position ³ Age at preparatory age Preparatory age ³ first-class ³ first-class ³ second-class Lieutenant ³ 38 ³ 45 ³ 50 ³ ³ Major ³ 43 ³ 50 ³ 55 ³ Lieutenant Colonel ³ 48 ³ 55 ³ 58 ³ Colonel ³ 55 ³ 58 ³ 60 ³ ³ Major general and standard ³ ³ Navy admiral ³ 60 ³ 63 ³ 65 ³ For Lieutenant General and Vice Admiral of the Navy and above, no age limit for service is provided, but when his health and ability do not allow him to perform his duties, he will also retire. Article 33 Based on the needs of the army and the revolutionary qualities, capabilities and health of officers, the Minister of Defense has the right to extend the service age of each officer from the colonel to the lower level. Each visit may last from one to three years, but not beyond the age of service of first-class reserve officers; for officers engaged in scientific and technical research activities, they do not exceed the service age of second-class reserve officers. The extension of the military service life of the Major General and the Admiral of the Navy is decided by the Council of Ministers. Article 34 Officers with achievements in combat, work considered for awarding medals, medals and titles of State honor or other forms of commendation. Article 35 Officers who do not obey orders, fail to fulfill their tasks or commit mistakes or other defects shall be disciplined by the army; If committing crimes, they shall be prosecuted before law. Article 36 Officers who are stripped of the rank, if progressed, they may be considered for the rank and rank corresponding to the assigned position. Article 37 Reserve officers who violate the discipline of the army and the laws of the State, do not deserve the current rank or are not worthy of being officers shall be demoted or deprived of the rank of officer. The consideration for rank promotion to reserve officers who are demoted shall comply with the provisions of Article 19. Article 38 Officers are entitled to annual leave under the prescribed regime. During a war or when there is a urgent situation, the Minister of National Defense may order the suspension of a leave of absence; All officers on leave must immediately return to their units. Article 39 Officers are entitled to salary and allowances prescribed by the Council of Ministers. Article 40 Officers are encouraged and helped develop talents in all fields of scientific and technical activities and are granted academic titles and academic degrees according to the common regime of the State. Research works that are valuable in science, military arts and science, military engineering or in general technical science, are appropriately rewarded. Article 41 Officers are cared for by the local authorities spiritually and materially for the family, creating favorable conditions for the officers to fulfill their duties. Article 42 Officers who reach the age of active service but not reaching retirement age shall be given priority to choose to study at schools or to be employed in State agencies and social organizations; In case of failure to arrange, if he / she has worked for 20 consecutive years, he / she shall enjoy the retirement regime. Article 43 Officers who are retired or have lost their working capacity are given 3 months notice to prepare and receive care for their spiritual and material life in accordance with the State regimes. Chapter 5: FINAL PROVISIONS Article 44 This Law replaces the Law on the service regime of the Vietnam People's Army officers on April 29, 1958. Article 45 The Council of Ministers shall detail the implementation of this Law. This Law was passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam session VII, the second session, on December 30, 1981.
|
Vietnamese version retreived from https://vanbanphapluat.co/luat-sy-quan-quan-doi-nhan-dan-1981-6-lct-hdnn7 on 2020.01.12.
English version originally from Google translate and further corrected. (if anyone is interested to improve the English translation, please let me know at rdavemail-medals@yahoo.com)