Law 10-SL/L011 of 31 May 1958 - The service regime law of the People's Army officer

(if anyone is interested to improve the English translation, please let me know at rdavemail-medals@yahoo.com)

The service regime law of People's Army officer 1958 109-SL / L011 has been replaced by People's Army Officer 1981 6-LCT / HDNN7 and has been applied since January 14, 1982.

Vietnamese English

 

LUẬT

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ CỦA SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
(Đã được Quốc hội biểu quyết trong phiên họp ngày 31-5-1958)

Để đẩy mạnh việc xây dựng Quân đội nhân dân tiến lên chính quy và hiện đại, tăng cường lực lượng Quốc phòng, bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phục vụ nhân dân;

Để xác định nhiệm vụ, quyền hạn, vinh dự cho cán bộ trong Quân đội, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và ý thức kỷ luật của cán bộ và chiến sĩ;

Nay quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1.

Những quân nhân thuộc các cấp Tướng, cấp Tá, cấp Uý đều gọi là sĩ Quan.

Điều 2.

Về phương diện nghiệp vụ trong Quân đội, sĩ quan chia ra các loại như sau:

- Sĩ quan chỉ huy

- Sĩ quan chính trị

- Sĩ quan hậu cần

- Sĩ quan kỹ thuật

- Sĩ quan quân y và thú y

- Sĩ quan quân pháp

- Sĩ quan hành chính.

Điều 3.

Về phương diện điều kiện phục vụ, sĩ quan gồm có sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.

- Sĩ quan tại ngũ có sĩ quan tại ngũ ở đơn vị và sĩ quan tại ngũ biệt phái.

- Sĩ quan dự bị chia ra hai hạng: sĩ quan dự bị hạng 1 và sĩ quan dự bị hạng 2, theo hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định ở điều 39 dưới đây.

Điều 4.

Những người sau đây được lấy để bổ sung cho sĩ quan tại ngũ:

1) Trong thời bình:

a) Quân nhân tốt nghiệp ở các trường đào tạo sĩ quan của Bộ Quốc phòng.

b) Sĩ quan dự bị được gọi ra từng người.

2) Trong thời chiến:

a) Sĩ quan dự bị được tổng động viên.

b) Quân nhân tốt nghiệp ở các trường đào tạo sĩ quan của Bộ Quốc phòng.

c) Hạ sĩ quan và binh sĩ trong khi chiến đấu đã tỏ ra anh dũng, linh hoạt, lập được chiến công, hoặc trong công tác có thành tích xuất sắc.

d) Cán bộ công tác ở các ngành ngoài Quân đội được Bộ Quốc phòng trưng tập.

Điều 5.

Sĩ quan dự bị gồm có:

a) Những sĩ quan được xếp vào ngạch dự bị theo điều 30.

b) Những hạ sĩ quan đã hết hạn tại ngũ trước khi chuyển sang dự bị, hoặc trong thời gian dự bị mà trúng tuyển kỳ thi sĩ quan dự bị và được phong cấp Thiếu uý dự bị.

c) Những học sinh tốt nghiệp các trường Đại học và kỹ thuật chuyên nghiệp trúng tuyển kỳ thi sĩ quan dự bị, hoặc có trí thức chuyên môn có thể đảm nhiệm được chức vụ trong Quân đội và được phong cấp bậc sĩ quan dự bị.

Chương 2:

QUÂN HÀM VÀ CHỨC VỤ CỦA SĨ QUAN

Mục 1: QUÂN HÀM CỦA SĨ QUAN

Điều 6.

Hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm các cấp bậc sau đây:

1) Tướng: Đại tướng

Thượng tướng

Trung tướng

Thiếu tướng.

2) Tá: Đại tá

Thượng tá

Trung tá

Thiếu tá.

3) Uý: Đại uý

Thượng uý

Trung uý

Thiếu uý.

Chuẩn uý chưa phải là sĩ quan, mới là một cấp chuẩn bị lên sĩ quan.

Điều 7.

Việc xét phong cấp bậc quân hàm cho cán bộ căn cứ vào phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ, cấp bậc và chức vụ hiện tại, thành tích phục vụ trong Quân đội và công lao đối với Cách mạng của cán bộ.

Điều 8.

Có thể được phong Thiếu uý:

1) Những quân nhân tốt nghiệp ở các Trường đào tạo sĩ quan của Bộ Quốc phòng.

2) Những hạ sĩ quan và binh sĩ khi chiến đấu đã tỏ ra anh dũng, linh hoạt, lập được chiến công hoặc trong công tác có thành tích xuất sắc.

Những cán bộ công tác ở các ngành ngoài Quân đội được Bộ Quốc phòng trưng tập thì có thể được phong cấp bậc Thiếu uý hoặc phong một cấp bậc cao hơn.

Điều 9.

Quyền phong cấp bậc cho sĩ quan quy định như sau:

- Chủ tịch nước phong các cấp bậc Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.

- Thủ tướng Chính phủ phong các cấp bậc Thượng tá và Đại tá.

- Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng phong các cấp bậc Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý, Thiếu tá và Trung tá.

Điều 10.

Việc xét thăng cấp bậc cho sĩ quan căn cứ vào niên hạn ở cấp bậc quân hàm hiện tại, phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ, thành tích chiến đấu và công tác.

Điều 11.

Niên hạn tối thiểu của sĩ quan tại ngũ để xét việc thăng cấp bậc ấn định như sau:

- Từ Thiếu uý lên Trung uý 3 năm

- Từ Trung uý lên Thượng uý 3 năm

- Từ Thượng uý lên Đại uý 4 năm

- Từ Đại uý lên Thiếu tá 4 năm

- Từ Thiếu tá lên Trung tá 4 năm

- Từ Trung tá lên Thượng tá 4 năm

- Từ Thượng tá lên Đại tá 5 năm

Từ cấp Đại tá trở lên thì việc thăng cấp bậc căn cứ vào nhu cầu của Quân đội, đức tài và thành tích của sĩ quan mà quyết định.

Điều 12.

Thời gian sĩ quan học tập tại các trường quân sự được tính vào niên hạn thăng cấp bậc.

Điều 13.

Những sĩ quan có công trạng, thành tích đặc biệt về chiến đấu hoặc công tác có thể được xét thăng cấp trước khi đủ niên hạn.

Điều 14.

Những sĩ quan đã đủ niên hạn để xét thăng cấp bậc nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để được thăng cấp bậc như đã nói ở điều 10 thì có thể được kéo dài niên hạn từ một năm đến ba năm. Sau thời hạn này nếu vẫn không đủ điều kiện để được thăng cấp bậc thì sĩ quan sẽ chuyển sang ngạch dự bị.

Điều 15.

Quyền thăng cấp bậc cho sĩ quan quy định như sau:

- Chủ tịch nước quyết định cho thăng lên các cấp bậc Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định cho thăng lên các cấp bậc Thượng tá, Đại tá.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cho thăng lên các cấp bậc Thượng uý, Đại uý, Thiếu tá, Trung tá.

- Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng Cục, Tổng thanh tra Quân đội và các cấp tương đương quyết định cho thăng lên Trung uý đối với những Thiếu uý thuộc quyền và thăng lên Thượng uý đối với những Trung uý thuộc quyền.

- Tư lệnh và Chính uỷ Quân Khu quyết định cho thăng lên Trung uý đối với những Thiếu uý thuộc quyền; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng có thể uỷ quyền cho Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu quyết định cho thăng lên Thượng uý đối với những Trung uý thuộc quyền.

Điều 16.

Mỗi lần thăng cấp bậc, sĩ quan chỉ được thăng lên một bậc. Trường hợp đặc biệt cần thăng vượt bậc thì từ Thiếu uý đến Trung tá do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định; từ Trung tá đến Đại tá do Thủ tướng Chính phủ quyết định, từ Thiếu tướng trở lên do Chủ tịch nước quyết định.

Điều 17.

Cấp có thẩm quyền cho thăng lên cấp bậc nào thì có thẩm quyền giáng đối với cấp bậc ấy. Mỗi khi quyết định giáng cấp bậc chỉ được giáng xuống một bậc. Trường hợp phải giáng xuống nhiều bậc thì đối với các sĩ quan từ Thiếu tướng đến Đại tướng do Chủ tịch nước quyết định; từ Thượng tá đến Đại tá do Thủ tướng Chính phủ quyết định; từ Trung tá trở xuống do Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. Kỷ luật giáng cấp bậc không áp dụng đối với Thiếu uý.

Điều 18.

Đối với sĩ quan bị giáng cấp bậc, niên hạn thăng ở cấp bậc mới tính từ ngày bị giáng cấp bậc.

Những sĩ quan bị giáng cấp bậc sau đã sửa chữa sai lầm, hoặc đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu hoặc trong công tác, thì có thể được rút ngắn niên hạn thăng cấp bậc.

Điều 19.

Những sĩ quan tại ngũ hoặc sĩ quan dự bị phạm pháp bị toà án xử phạt tù thì có thể bị tước quân hàm sĩ quan. Việc tước quân hàm sĩ quan ở cấp nào do cấp có thẩm quyền phong hay thăng cấp ấy quyết định.

Điều 20.

Những người bị tước quân hàm sĩ quan theo điều 19, sau khi đã hết hạn tù, thì tuỳ theo nhu cầu của Quân đội có thể được gọi ra tiếp tục phục vụ trong Quân đội, và có thể tuỳ theo tính chất sai lầm trong khi phạm pháp, mức độ cải tạo và năng lực công tác của sĩ quan mà được phong một cấp bậc thích đáng.

Mục 2: CHỨC VỤ CỦA SĨ QUAN

Điều 21.

Mỗi cấp bậc quân hàm có một chức vụ tương đương trong biên chế.

Hệ thống chức vụ trong biên chế của Quân đội do Chính phủ ấn định căn cứ vào tình hình tổ chức cụ thể của Quân đội trong từng giai đoạn.

Điều 22.

Việc bổ nhiệm sĩ quan vào các chức vụ trong biên chế Quân đội căn cứ vào phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ của mỗi người. Việc bổ nhiệm sĩ quan vào các chức vụ trong biên chế Quân đội căn cứ vào nhu cầu của biên chế.

Điều 23.

Quyền bổ nhiệm chức vụ, giáng chức vụ và bãi chức vụ đối với sĩ quan qui định như sau:

1- Chủ tịch nước quyết định đối với các chức vụ: Tổng Tư lệnh, Tổng Tham mưu trưởng và Tổng Tham mưu phó, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Tổng cục, Tổng Thanh tra và Phó Tổng Thanh tra Quân đội, Tư lệnh, Chính uỷ quân khu và các cấp tương đương.

2- Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với các chức vụ Quân khu phó, Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm chính trị quân khu, Sư đoàn trưởng, Chính uỷ sư đoàn, Sư đoàn phó và các cấp tương đương.

3- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với các chức vụ từ Trung đoàn trưởng, Chính uỷ Trung đoàn trở xuống. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể uỷ quyền cho Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng cục, Tư lệnh và Chính uỷ quân khu và các cấp tương đương quyết định đối với các chức vụ từ Tiểu đoàn trưởng trở xuống.

Điều 24.

Vì nhu cầu công tác hoặc vì lý do sức khoẻ một sĩ quan có thể được giao cho giữ một chức vụ thấp hơn chức vụ tương đương với quân hàm của mình. Nhưng trường hợp này không phải là giáng chức, sĩ quan vẫn giữ nguyên cấp bậc cũ.

Điều 25.

Trong trường hợp khẩn cấp, Thủ trưởng đơn vị từ cấp Trung đoàn trưởng trở lên có quyền quyết định đình chỉ chức vụ đối với các sĩ quan thuộc quyền dưới mình hai cấp, và có quyền chỉ định người khác thay thế, nhưng phải báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Điều 26.

Những sĩ quan tại ngũ được Bộ Quốc phòng cử đến các ngành ngoài Quân đội để phụ trách những công tác có tính chất quân sự hoặc liên quan đến Quốc phòng gọi là sĩ quan tại ngũ biệt phái.

Điều 27.

Các ngành ngoài Quân đội, khi muốn thay đổi công tác của sĩ quan tại ngũ biệt phái đến công tác ở ngành mình thì phải được Bộ Quốc phòng đồng ý.

Bộ Quốc phòng có quyền thay đổi sĩ quan tại ngũ biệt phái hoặc rút về phục vụ trong Quân dội.

Điều 28.

Sĩ quan tại ngũ biệt phái có những nghĩa vụ và quyền lợi như các sĩ quan tại ngũ khác.

Sĩ quan tại ngũ biệt phái có nhiệm vụ tham gia những lớp huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Lương và phụ cấp sĩ quan tại ngũ biệt phái do cơ quan sử dụng đài thọ căn cứ vào chức vụ giao cho sĩ quan đảm nhiệm, nhưng không được thấp hơn tiêu chuẩn mà sĩ quan đã được hưởng trước kia trong Quân đội.

Chương 3:

SĨ QUAN XUẤT NGŨ, CHUYỂN SANG DỰ BỊ, GIẢI NGẠCH DỰ BỊ

Điều 29.

Sĩ quan tại ngũ ở vào một trong những trường hợp dưới đây được cấp có thẩm quyền chuẩn y thì được xuất ngũ:

1) Quá tuổi tại ngũ ấn định ở điều 39.

2) Không còn đủ điều kiện sức khoẻ để tiếp tục công tác tại ngũ.

3) Quân đội thực hiện việc chỉnh biên, giảm bớt quân số.

4) Được chuyển ngành đi nhận công tác khác ngoài Quân đội.

5) Thiếu khả năng chuyên môn hoặc những điều kiện cần thiết để tiếp tục công tác tại ngũ.

6) Bản thân sĩ quân yêu cầu và được cấp có thẩm quyền chuẩn y.

Điều 30.

Sĩ quan xuất ngũ nhưng còn đủ điều kiện về các mặt tuổi, sức khoẻ và khả năng để phục vụ trong ngạch dự bị, và được cấp có thẩm quyền chuẩn y, thì được xếp vào ngạch dự bị.

Điều 31.

Sĩ quan dự bị có nhiệm vụ tham gia những lớp huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 32.

Sĩ quan dự bị khi tham gia các lớp huấn luyện quân sự, nếu có thành tích xuất sắc, có thể được thăng cấp quân hàm.

Điều 33.

Trong thời gian tham gia các lớp huấn luyện quân sự, nếu sĩ quan dự bị phạm tội thì do Toà án binh xét xử.

Điều 34.

Trong thời chiến, sĩ quan dự bị được gọi ra từng phần hoặc toàn bộ để phục vụ tại ngũ theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc các cấp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng uỷ quyền. Trong thời bình, tuỳ theo nhu cầu của Quân đội, sĩ quan dự bị có thể được gọi ra từng người phục vụ tại ngũ.

Điều 35.

Sĩ quan dự bị ở vào một trong những trường hợp dưới đây và được cấp có thẩm quyền chuẩn y thì được phép giải ngạch dự bị:

1) Đã phục vụ đến hết hạn tuổi dự bị hạng 2 của cấp bậc mình.

2) Bị bệnh, bị thương, bị tàn phế, không thể phục vụ được nữa.

Điều 36.

Sĩ quan xuất ngũ, sĩ quan dự bị và sĩ quan giải ngạch dự bị vẫn được giữ danh hiệu cấp bậc quân hàm cũ của mình.

Điều 37.

Các cấp sau đây có quyền chuẩn y cho sĩ quan xuất ngũ, chuyển sang dự bị hoặc giải ngạch dự bị.

1) Chủ tịch nước quyết định đối với các cấp bậc Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.

2) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với các cấp bậc Thượng tá và Đại tá.

3) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với các cấp bậc Thượng uý, Đại uý, Thiếu tá và Trung tá.

4) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng Cục, Tổng Thanh tra Quân đội và các cấp tương đương quyết định đối với những thiếu uý, Trung uý và Thượng uý thuộc quyền.

5) Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu, hoặc các cấp tương đương quyết định đối với những thiếu uý và Trung uý thuộc quyền. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng Quân khu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể uỷ quyền cho Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu quyết định đối với những Thượng uý thuộc quyền.

Chương 4:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN

Điều 38.

Sĩ quan có nghĩa vụ và quyền lợi công dân quy định trong hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Điều 39.

Hạn tuổi phục vụ cao nhất của các sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị ấn định như sau:

Cấp bậc

Tại ngũ

Dự bị hạng 1

Dự bị hạng 2

a) Sĩ quan lục quân:

Thiếu uý

33 tuổi

43 tuổi

48 tuổi

Trung uý

33 -

43 -

48 -

Thượng uý

38 -

48 -

52 -

Đại uý ³

38 -

48 -

53 -

Thiếu tá

43 -

53 -

58 -

Trung tá

48 -

58 -

63 -

Thượng tá

50 -

58 -

63 -

Đại tá

50 -

58 -

63 -

Thiếu tướng

55 -

60 -

65 -

b) Sĩ quan hải quân và không quân

Thiếu uý

38 -

43 -

48 -

Trung uý

38 -

43 -

48 -

Thượng uý

43 -

48 -

53 -

Đại uý

43 -

48 -

53 -

Thiếu tá

48 -

53 -

58 -

Trung tá

53 -

58 -

63 -

Thượng tá

53 -

58 -

63 -

Đại tá

55 -

58 -

63 -

Thiếu tướng

58 -

60 -

65 -

Từ Trung tướng trở lên không ấn định hạn tuổi phục vụ cao nhất.

Hạn tuổi phục vụ cao nhất của các loại sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân y và thú y do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ấn định.

Điều 40.

Tuỳ theo sự cần thiết của Quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền kéo dài thời hạn tại ngũ của từng sĩ quan từ cấp bậc Thiếu uý đến cấp bậc Đại tá đến hết hạn dự bị hạng 2 của mỗi cấp bậc sĩ quan. Đối với cấp bậc Thiếu tướng, nếu cần kéo dài thời hạn tại ngũ, thì phải được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y.

Điều 41.

Trong thời bình, sĩ quan tại ngũ được nghỉ phép theo chế độ hàng năm. Khi có tuyên bố tình trạng chiến tranh thì tất cả các sĩ quan đang nghỉ phép phải tức khắc trở về đơn vị của mình. Người nào làm trái với điều này sẽ bị thi hành kỷ luật.

Điều 42.

Sĩ quan cấp bậc quân hàm cao là cấp trên của sĩ quan cấp bậc quân hàm thấp hơn. Trường hợp một sĩ quan mà chức vụ phụ thuộc vào một sĩ quan khác ở cấp bậc quân hàm thấp hơn hoặc ngang cấp bậc mình, thì người giữ chức vụ phụ thuộc này là cấp dưới của người giữ chức vụ cao.

Điều 43.

Khi cấp trên giao công tác, nếu sĩ quan không nhận nhiệm vụ hoặc trì hoãn thời hạn nhận nhiệm vụ mà không có lý do chính đáng, thì sẽ bị thi hành kỷ luật.

Điều 44.

Sĩ quan lập được công trạng sẽ được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen hay danh hiệu vinh dự theo các thể lệ hiện nay.

Điều 45.

Sĩ quan phải đeo đúng cấp hiệu của cấp bậc mình. Những sĩ quan dự bị chỉ mang cấp hiệu của mình trong khi tham dự các lớp huấn luyện quân sự. Người nào trái với điều này sẽ bị thi hành kỷ luật. Mẫu quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của sĩ quan do Chính phủ ấn định.

Điều 46.

Những điểm về kỷ luật nói ở điều 41, 43 và 45 trên đây sẽ do Chính phủ quy định trong quy chế Quân đội.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47.

Sắc lệnh số 116/SL ngày 25 tháng 1 năm 1948 đặt một hệ thống quân hàm, sắc lệnh số 131/SL ngày 15 tháng 2 năm 1948 phân hạng và định hạn thăng cấp cho các Đại uý, Thiếu tá và Trung tá trong Quân đội quốc gia Việt Nam và các điều khoản trong các luật lệ khác ban hành trước đây trái với luật này đều bãi bỏ.

Điều 48.

Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật này.

 

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

 

THE LAW

REGULATIONS ON SERVICE REGIME OF VIETNAM PEOPLE'S MILITARY COMMITTEE
(Was voted by the National Assembly at its meeting on May 31, 1958)

In order to accelerate the building of the People's Army towards the regular and modern, to strengthen the national defense forces, to ensure the task of defending the Fatherland and serving the people;

In order to identify the tasks, powers, and honor for the officers in the Army, improve the sense of responsibility, sense of organization and sense of discipline of officers and soldiers;

This regulation regulates the service regime of Vietnamese People's Army officers as follows:

Chapter 1:

GENERAL TERMS

Article 1 .

Soldiers of the rank of General, Colonel, and the rank of Captain are all called officers.

Article 2 .

In terms of professional aspects in the Army, officers are divided into the following categories:

- Commanding officer

- Political officer

- Logistics officer

- Technical officer

- Military and veterinary officers

- Military officer

- Administrative officer.

Article 3 .

In terms of service conditions, officers include active duty officers and reserve officers.

- On-duty officers with active-duty officers at unit and officers on active secondment.

- Reserve officers are divided into two classes: reserve officers of grade 1 and reserve officers of rank 2, according to the highest age limit for service prescribed in Article 39 below.

Article 4 .

The following people are taken to supplement active duty officers:

1) In peacetime:

a) Soldiers graduate from officers training schools of the Ministry of Defense.

b) Reserve officers are called to each person.

2) In wartime:

a) Reserve officers are mobilized.

b) Soldiers graduated from officers' training schools of the Ministry of Defense.

c) Non-commissioned officers and soldiers who, during the fighting, have been brave, flexible, recorded victories, or in work with outstanding achievements.

d) Officers working in non-military branches are collected by the Ministry of Defense.

Article 5 .

Reserve officers include:

a) Officers who are classified as reserve under Article 30.

b) Non-commissioned officers who have expired in the army before being transferred to the reserve, or during the reserve period, pass the reserve officer exams and are granted the rank of Second Lieutenant.

c) Students graduating from universities and professional technology who pass the exam for reserve officers, or have the intellectuals who can hold the military posts and be promoted to the rank of reserve officer .

Chapter 2:

MILITARY AND POSITION OF CUSTOMERS

Section 1: MILITARY OF CUSTOMERS

Article 6 .

The system of officers of the Vietnam People's Army consists of the following ranks:

1) General: General

Upper Minister

Lieutenant-General

Brigadier.

2) Colonel: Colonel

Colonel

Lieutenant Colonel

Major.

3) Captain: Captain

Lieutenant

Lieutenant

Lieutenant.

A captain is not an officer, it is a level to prepare for an officer.

Article 7 .

The consideration for the rank and title of cadres is based on the current political quality, professional competence, rank and position, service achievements in the Army and merit for the Revolution of cadres.

Article 8 .

May be promoted to 2nd Lieutenant:

1) Soldiers who graduate from officers' training schools under the Ministry of Defense.

2) Non-commissioned officers and soldiers who have fought bravely, flexibly, established victories or in work with outstanding achievements.

Those working in non-military branches, which are gathered by the Ministry of Defense, may be promoted to the rank of 2nd Lieutenant or to a higher rank.

Article 9 .

The right to bestow ranks for officers is prescribed as follows:

- The President conferred the rank of Major General, Lieutenant General, Senior General and General.

- The Prime Minister conferred the rank of Lieutenant Colonel and Colonel.

- The Minister of Defense conferred the rank of Second Lieutenant, Lieutenant, Lieutenant, Lieutenant, Major and Lieutenant Colonel.

Article 10 .

The rank promotion for officers is based on the term in the current military rank, political quality, professional competence, combat merit and work.

Article 11 .

The minimum age of active duty officers to consider for rank promotion is as follows:

- From 2nd Lieutenant to Lieutenant 3 years

- From Lieutenant to Senior Lieutenant 3 years

- From Senior Lieutenant to Captain 4 years

- From Captain to Major 4 years

- From major to lieutenant colonel 4 years

- From Lieutenant Colonel to Senior Lieutenant Colonel 4 years

- From Colonel to colonel 5 years

From colonel upward, the rank promotion is based on the needs of the Army, the merit and the achievements of the officers.

Article 12 .

The time officers spend studying at military schools is counted into the rank promotion period.

Article 13 .

Officers with merit, special achievements in combat or work can be considered for promotion before they reach their full term.

Article 14 .

Officers who have reached the age limit for rank promotion but do not meet the criteria for rank promotion as mentioned in Article 10 may be extended from one year to three years. After this period, if still not eligible for promotion, officers will move to reserve status.

Article 15 .

The right to rank promotion for officers is prescribed as follows:

- The President decides to promote to the rank of Major General, Lieutenant General, Lieutenant General and General.

- The Prime Minister decides to promote the rank of Lieutenant Colonel, Colonel.

- The Minister of Defense decided to promote the rank of Lieutenant, Captain, Major, Lieutenant Colonel.

- The Chief of the General Staff, the Directors of the General Departments, the Army Inspector General and equivalent levels decide to promote to the Lieutenant to the Lieutenant dependent and to the Lieutenant to the Lieutenant.

- The Commander and Political Commissar of Military Region decided to promote to Lieutenant Lieutenant for the lieutenant officers under his command; The Minister of Defense may authorize the Commander and Military Commissar of the Military Region to decide on the promotion of a Lieutenant to his lieutenants.

Article 16 .

Each rank promotion officer only promoted one rank up. In special cases where rank promotion is needed, from Second Lieutenant to Lieutenant Colonel, shall be decided by the Minister of Defense; From lieutenant colonel to colonel shall be decided by the Prime Minister, and from the lieutenant general upwards shall be decided by the President.

Article 17 .

The authority authorized to rise to any rank has the authority to fall to that rank. Each decision to demote a rank can only be demoted to one grade. In cases where a number of steps must be brought down, officers from Major General to General shall be decided by the President; from Lieutenant Colonel to Colonel, decided by the Prime Minister; Lieutenant colonel or less shall be decided by the Minister of Defense. Demote discipline does not apply to Second Lieutenant.

Article 18 .

For officers who are demoted, the promotion age at the new rank is calculated from the date of demotion.

Officers who have been downgraded after making mistakes, or have made outstanding achievements in combat or in business, may have their rank promotion shortened.

Article 19 .

Officers or reserve officers who are imprisoned by the court may be deprived of the rank of officer. The rank deprivation of an officer rank is decided by the competent authority.

Article 20 .

Those who are deprived of the rank of an officer according to Article 19, after the expiry of their imprisonment, may, depending on the needs of the Army, be called to continue serving in the Army, and may, depending on the erroneous nature of the when breaking the law, the degree of re-education and the working capacity of officers who are conferred an appropriate rank.

Section 2: POSITIONS OF CUSTOMERS

Article 21 .

Each rank ranks with an equivalent position in the payroll.

The system of positions in the Army's payroll is determined by the Government based on the specific organizational situation of the Army in each period.

Article 22 .

The appointment of officers to positions in the Army is based on the political quality and professional competence of each person. The appointment of officers to positions in the Army is based on the needs of the payroll.

Article 23 .

The right to appoint a post, demote and remove a post to an officer is prescribed as follows:

1. The President shall decide on the posts of the Commander-in-chief, the Chief of the General Staff and the Deputy Chief of the General Staff, the Chairman and Deputy Heads of the General Departments, the General Inspector and the Deputy Chief Inspector of the Army, the Commander , Political Commissar of military zone and equivalent levels.

2. The Prime Minister shall decide on the posts of Deputy Military Region Chiefs, the Chief of Staff and the political chairman of the military zones, the division commanders, the division commissar's commissar, the deputy division commanders and the like.

3. The Minister of Defense shall decide on positions from the Regiment Commander, the Regiment Commissar or less. The Minister of Defense may authorize the Chief of the General Staff, the Directors of the General Departments, the Commander and the Military Commissar and equivalent levels to decide on positions from the Battalion Commander or less.

Article 24 .

For business purposes or for health reasons, an officer may be assigned to a position lower than the position equivalent to his rank. But this case was not demotion, officers remained the same.

Article 25 .

In an emergency, the Head of the Regiment level or higher unit has the right to decide to suspend a position for officers under two levels below, and may appoint another person to replace, but must report report immediately to the competent authority for approval.

Article 26 .

On-duty officers sent by the Ministry of Defense to non-military branches in charge of military-related or defense-related jobs are called second-rank officers.

Article 27 .

Non-military branches, when wishing to change the work of officers in active service, seconded to work in their respective branches, the Ministry of Defense's consent is required.

The Ministry of Defense has the right to change officers on special envoys or to withdraw to serve in the Army.

Article 28 .

Specialized military officers have the same duties and rights as other active service officers.

Officers in the second task force are charged with participating in military training classes according to the regulations of the Ministry of Defense.

Salary and allowance for active second-rate officers paid by the employing agency is based on the position assigned to the officer, but must not be lower than the standard that the officer had previously enjoyed in the Army.

Chapter 3:

GOING OUT FOR EXPORT, TRANSFER TO RESERVE AND PREPARATION FOR RESERVE

Article 29 .

Demobilized officers who fall into one of the following cases are authorized by the competent authorities to be discharged from the army:

1) Being beyond the age of active service prescribed in article 39.

2) No longer fit health to continue in active service.

3) The army makes adjustments and reduces the number of troops.

4) Transferred to another position outside the Army.

5) Lack of professional qualifications or necessary conditions to continue in the army.

6) The soldier himself requests and is approved by the competent authority.

Article 30 .

Demobilized officers who are still qualified in terms of age, health and ability to serve in the reserve category, and are approved by competent authorities, are classified as reserve.

Article 31 .

Reserve officers are charged with taking military training classes according to the regulations of the Ministry of Defense.

Article 32 .

Reserve officers who attend military training classes, if they have excellent performance, can be promoted to rank.

Article 33 .

During the time of attending military training classes, if the reserve officers commit crimes, they shall be tried by the army courts.

Article 34 .

During wartime, reserve officers are called in part or in full to serve in the army under the orders of the Minister of Defense or levels authorized by the Minister of Defense. In peacetime, depending on the needs of the Army, reserve officers may be called to each person serving in the army.

Article 35 .

Reserve officers who fall into one of the following cases and are approved by competent authorities are allowed to disqualify reserve positions:

1) Served to the end of the second year of the preparatory age of your rank.

2) Sick, injured, disabled, unable to serve any more.

Article 36 .

Demobilized officers, reserve officers and reserve rank release officers still retain their former rank and rank titles.

Article 37 .

The following levels have the right to ratify demobilized officers, transfer to reserve or reserve reserve rank.

1) The President decides on the rank of Major General, Lieutenant General, Senior Lieutenant General and General.

2) The Prime Minister makes decisions on the rank of Colonel and Colonel.

3) The Minister of Defense makes decisions on the rank of Senior Lieutenant, Captain, Major and Lieutenant Colonel.

4) The Chief of the General Staff, the Directors of the General Departments, the General Inspectorate of the Army and the equivalent levels make decisions on second lieutenant, lieutenant and senior lieutenant.

5) The Commander and the Political Commissar of the Military Region, or equivalent levels, shall make decisions on second lieutenants and their dependents. Depending on the specific situation of each Military Zone, the Minister of Defense may authorize the Commander and the Military Region Political Commissar to make decisions on his lieutenants.

Chapter 4:

OBLIGATIONS AND RIGHTS OF CUSTOMERS

Article 38 .

Officers have the obligations and rights of citizens prescribed in the constitution of the Democratic Republic of Vietnam.

Article 39 .

The highest age limits for active service and reserve officers are set as follows:

Rank

In active service

Subs 1

Pre-class 2

a) Army officers:

Lieutenant

33 years old

43 years old

48 years old

Lieutenant

33 -

43 -

48 -

Lieutenant

38 -

48 -

52 -

Captain ³

38 -

48 -

53 -

Major

43 -

53 -

58 -

Lieutenant Colonel

48 -

58 -

63 -

Colonel

50 -

58 -

63 -

Colonel

50 -

58 -

63 -

Brigadier

55 -

60 -

65 -

b) Naval and air force officers

Lieutenant

38 -

43 -

48 -

Lieutenant

38 -

43 -

48 -

Lieutenant

43 -

48 -

53 -

Captain

43 -

48 -

53 -

Major

48 -

53 -

58 -

Lieutenant Colonel

53 -

58 -

63 -

Colonel

53 -

58 -

63 -

Colonel

55 -

58 -

63 -

Brigadier

58 -

60 -

65 -

From Lieutenant General and above, there is no set age limit for service.

The highest age limit for service of technical, military and veterinary officers is determined by the Minister of Defense.

Article 40 .

Depending on the necessity of the Army, the Minister of Defense has the right to extend the term of service of each officer from the rank of 2nd Lieutenant to the rank of Colonel to the expiry of the second-class reserve of each officer rank. As for the rank of major general, if he needs to extend his service in the army, he must be approved by the Prime Minister.

Article 41 .

In peacetime, active duty officers are on annual leave. When a state of war was declared, all officers on leave must immediately return to their units. Anyone who does this will be disciplined.

Article 42 .

High rank officer is a superior of a lower rank officer Where an officer whose position depends on another officer at the rank of lower or equal to his rank, the person holding this dependent position is the lower rank of the person holding the high position.

Article 43 .

When the superior assigns the task, if the officer does not accept the task or delay the time to accept the task without a good reason, he will be disciplined.

Article 44 .

Officers who make merit will be awarded medals, medals, certificates of merit or honor according to the current rules.

Article 45 .

Officers must wear the correct grade of their rank. The reserve officers wear only their badges while attending military training classes. Anyone who is against this will be disciplined. Military models, insignia, insignia and uniform of officers are fixed by the Government.

Article 46 .

The points of discipline mentioned in Articles 41, 43 and 45 above shall be prescribed by the Government in the Army regulations.

Chapter 5:

TERMS ENFORCEMENT

Article 47 .

Decree No. 116 / SL of January 25, 1948, placing a system of military rank, Decree No. 131 / SL of February 15, 1948 classifying and promoting promotions for the Captain, Major and Lieutenant Colonel in the Army Vietnam national team and the provisions in other laws previously issued contrary to this law are now annulled.

Article 48 .

The Government details the implementation of this law.

 

 

Ho Chi Minh

(Signed)

 

Vietnamese version retreived from https://vanbanphapluat.co/luat-che-do-phuc-vu-cua-sy-quan-quan-doi-nhan-dan-1958-109-sl-l011 on 2020.01.12. Original proclamation scan here 109-sl-l011.pdf.

English version originally from Google translate and further corrected. (if anyone is interested to improve the English translation, please let me know at rdavemail-medals@yahoo.com)